Việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ biếng ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc cha mẹ. Khi bé yêu mắc chứng biếng ăn, bạn thường có xu hướng ép con ăn. Việc này thường không đưa lại kết quả khả quan.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Khi bạn bị ốm bệnh, bạn ăn có ăn được nhiều, có ngon miệng không?" - Nếu câu trả lời là KHÔNG thì con của bạn cũng vậy đấy!
1. Tại sao con ốm bệnh lại không muốn ăn?
Khác với việc con đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng chán ăn, bỏ ăn thì khi trẻ bị bệnh, cơ thể thường rất yếu, mệt mỏi nên có cảm giác chán ăn... từ đó dẫn đến tình trạng lười ăn, biếng ăn. Những trường hợp như vậy thường được gọi là "biếng ăn bệnh lý". Muốn giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn, cần xác định đúng nguyên nhân vì biếng ăn không phải là căn bệnh “vô phương cứu chữa”.
Dù là biếng ăn sinh lý hay biếng ăn bệnh lý thì bất kể khi nào con có dấu hiệu ăn ít hơn so với bình thường, ăn không ngon miệng, bỏ ăn... cũng có thể khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng sốt vó thậm chí còn stress, sốt sắng cầu cứu tứ phương. Khi con biếng ăn do bệnh lý, nỗi lo đó còn được nhân lên gấp đôi khi mẹ phải đón nhận combo: Con ốm bệnh cộng với biếng ăn, và mẹ sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của những câu hỏi: "Con không ăn thì sao khỏi bệnh?", "Làm sao để trẻ bị bệnh mà vẫn ăn tốt?"... để giải quyết các câu hỏi này trước tiên, các mẹ bỉm phải trả lời được câu hỏi: "Làm sao để biết con biếng ăn do bệnh lý?" sau đó là "Với bệnh lý này thì bố mẹ nên làm gì để giúp con?".
> XEM THÊM:
Giải pháp nào cho bé biếng ăn? Cùng bố mẹ “vượt chướng ngại vật”
5 điều quan trọng để nuôi dưỡng thói quen ăn uống tốt ở trẻ biếng ăn
Mẹ đã biết: 5 mức độ của biếng ăn chưa?
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
2. Biếng ăn bệnh lý là gì?
Đây là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất do tác động của các bệnh lý trẻ thường gặp: khó tiêu; đau họng;…
Đây là nguyên nhân chủ quan rất quan trọng, đó là do cháu bị bệnh. Biếng ăn là triệu chứng thường gặp đối với tất cả trẻ khi ốm. Trẻ mắc các bệnh cấp tính, mãn tính như: nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút hệ hô hấp, viêm loét dạ dày….Đặc biệt trẻ trong thời kỳ mọc răng hoặc do các tổn thương răng miệng, loét vùng miệng họng nên trẻ rất hay bỏ ăn, biếng ăn.
3. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn bệnh lý mẹ cần biết
- Trẻ bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên... cơ thể mệt mỏi không muốn ăn dẫn đến lười ăn.
- Trong quá trình ốm trẻ phải điều trị và sử dụng thuốc, uống một số loại kháng sinh, vitamin có thể gây cho trẻ biếng ăn bởi chúng tiêu diệt hết các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ.
- Kế tiếp nữa, trẻ biếng ăn có thể do chức năng tiêu hóa kém, nặng hơn bị trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón, những triệu chứng này đều khiến trẻ có cảm giác không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.
- Nhiễm trùng: so với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi,... do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,...). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,... làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
- Nhiễm ký sinh trùng: giun, sán cũng gây biếng ăn ở trẻ.
Chứng biếng ăn của trẻ thường gặp ở độ tuổi dưới 3 tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ lớn, việc chăm sóc trẻ biếng ăn là nỗi lo của các gia đình nuôi con nhỏ. Sở dĩ chứng biếng ăn khiến cha mẹ lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nó tạo ra một vòng luẩn quẩn khép kín. “Biếng ăn – thiếu chất – suy dinh dưỡng – hay ốm đau – biếng ăn nặng hơn”… Bởi vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng để mỗi bữa ăn của trẻ trở thành một niềm vui và giúp con mau lớn khỏe mạnh.
Để khắc phục hiệu quả rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ một cách chu đáo và khoa học. Khi thấy con biếng ăn, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và đặc biệt chú ý đến yếu tố tâm lý để giúp con hết biếng ăn. Nếu áp dụng rất nhiều cách mà bé vẫn lười ăn thì bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng của con mình.
Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt giúp cho các bạn nhỏ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scuminlà dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:
- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.
- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao.
- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.
- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét